Thiết kế Website đang là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng và dành được nhiều sự quan tâm của lập trình viên. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Laravel 5.6 trên Windows 10 (8, 8.1 tương tự nha) một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Cài đặt XAMPP
Vì Laravel 5.6 yêu cầu PHP >= 7.1.3 do đó chúng ta cài đặt luôn XAMPP cho nhanh và đơn giản. Các bước thực hiện:
Đầu tiên các bạn tải XAMPP tại trang Download XAMPP.
Chọn Download phiên bản tương ứng, ở đây mình Down bản PHP7.2.1 luôn cho máu.
Cài đặt file vừa tải về. Chỉ cần chọn Next … Finish là được.
Cài đặt Composer
Composer là công cụ giúp chúng ta quản lý các Package và để cài đặt Laravel được nhanh hơn.
Các bạn tải Composer tại trang Download Composer
Kéo đến mục Windows Installer và chọn Composer-Setup để download
Chạy file vừa tải về và cũng Next … Finish
Cài đặt Laravel Installer
Đây là công cụ giúp chúng ta tạo mới project Laravel một cách nhanh chóng với câu lệnh đơn giản là:
laravel new blog
OK! Bắt đầu cài đặt thôi:
Hãy mở Command Line hoặc PowerShell tùy sở thích. Ở đây mình dùng PowerShell:
composer global require "laravel/installer"
Sau khi cài đặt xong các bạn cần phải thiết lập PATH đến đường dẫn chứa Composer thì lệnh laravel mới có thể chạy được.
Các bạn mở Windows Setting và gõ Path sẽ hiện ra gợi ý mở system environment
Chọn tiếp Environment Variables…
Chọn tiếp mục Path trong System variables và bấm Edit…
Chọn New
Và nhập, sau đó bấm OK và OK để tắt tất cả các hộp thoại
%USERPROFILE%\AppData\Roaming\Composer\vendor\bin
Sau khi cài đặt xong các bạn có thể tạo một project mới bằng lệnh:
laravel new blog
Tạo mới Project Laravel
Phần này hướng dẫn cho các bạn không quen sử dụng lệnh Command Line để tạo mới project. Bạn biết rồi có thể bỏ qua và cho một like nhé.
Các bạn truy cập đến thư mục cần tạo project, sau đó nhấn Shift + Chuột phải sẽ hiện ra menu, chọn tiếp Open PowerShell window here để mở PowerShell
Các bạn dùng lệnh để tạo project mới tên blog, đồng thời lệnh này cũng tạo 1 thư mục tên blog
Sau khi cài đặt thành công, các bạn dùng lệnh chuyển đến thư mục vừa tạo và chạy lệnh artisan serve để chạy chương trình (tham khảo thêm PHP: Built-in web server).
Mở trình duyệt lên test thôi nào.
Chúc các bạn thành công!