I. Câu lệnh điều kiện
a. Câu lệnh if
Sử dụng câu lệnh if khi mong muốn thực thi các câu lệnh khác nhau trong các điều kiện khác nhau. Câu lệnh if gồm có các loại sau đây:
- if : thực thi đoạn lệnh khi điều kiện đúng
- if … else : thực thi đoạn lệnh khi điều kiện đúng và đoạn lệnh khác khi điều kiện sai
- if … else if … else : thực thi một đoạn lệnh khi điều kiện đúng, một đoạn lệnh khác khi điều kiện khác đúng và đoạn lệnh khác khi tất cả đều sai.
Cú pháp của từng câu lệnh if sau đây:
Câu lệnh if:
if( <điều kiện> ) { // đoạn lệnh thực thi nếu điều kiện đúng }
Câu lệnh if … else:
if( <điều kiện> ) { // đoạn lệnh thực thi nếu điều kiện đúng } else { // đoạn lệnh thực thi nếu điều kiện sai }
Câu lệnh if … else if … else:
if( <điều kiện 1> ) { // đoạn lệnh thực thi nếu điều kiện 1 đúng } else if ( <điều kiện 2> ) { // đoạn lệnh thực thi nếu // điều kiện 1 sai // điều kiện 2 đúng } else { // đoạn lệnh thực thi nếu cả 2 điều kiện sai }
Ví dụ:
<?php $a = 10; if($a == 10) echo "a bang 10"; ?>
Hình 31 Kết quả câu lệnh if
<?php $a = 5; if($a == 10) echo "a bang 10"; else echo "a khong bang 10"; ?>
Hình 32 Kết quả câu lệnh else if
<?php $a = 5; if($a == 10) echo "a bang 10"; else if($a == 5) echo "a bang 5"; else echo "a khong bang 5"; ?>
Hình 33 Kết quả đoạn lệnh if … else if … else
Lưu ý: nếu đoạn lệnh thực thi trong if chỉ có một lệnh đơn thì có thể viết gọn bằng cách bỏ cặp dấu ngoặc nhọn { } như các ví dụ trên.
b. Câu lệnh switch case
Câu lệnh switch dùng để chọn một trong nhiều đoạn lệnh để thực thi. Cú pháp:
switch( <biểu thức> ) { case <giá trị 1>: // đoạn lệnh thực thi nếu <biểu thức> = <giá trị 1> break; case <giá trị 2>: // đoạn lệnh thực thi nếu <biểu thức> = <giá trị 2> break; ... case <giá trị n>: // đoạn lệnh thực thi nếu <biểu thức> = <giá trị n> break; default: // đoạn lệnh thực thi nếu <biểu thức> không bằng các giá trị trên }
Ví dụ:
<?php $xe = "xe may"; switch ($xe) { case "xe may": echo "Ban thich di xe may"; break; case "xe dap": echo "Ban thich di xe dap"; break; case "xe oto": echo "Ban thich di xe oto"; break; default: echo "Ban khong thich di xe"; } ?>
Hình 34 Kết quả thực thi câu lệnh switch…case
Câu lệnh switch thường được dùng khi một biểu thức có nhiều giá trị lựa chọn. Lưu ý trong từng case phải có câu lệnh break để kết thúc case, nếu không sẽ thực thi tất cả các lệnh đến khi gặp break hoặc kết thúc câu lệnh switch.
II. Câu lệnh lặp
a. Lệnh lặp for
Vòng lặp for dùng để lặp đi lặp lại một đoạn code mà đã xác định rõ số lần muốn lặp.
Cú pháp
for(<biến đếm>, <điều kiện>, tăng/giảm <biến đếm>) { // đoạn lệnh thực thi }
Trong đó
- <biến đếm> : khởi tạo biến đếm và gán giá trị cho biến đếm
- <điều kiện> : lặp đến khi điều kiện bằng false
- Tăng/giảm <biến đếm>: sau mỗi lần thực thi đoạn lệnh sẽ tăng hoặc giảm <biến đếm>
Ví dụ:
<?php for($i = 1; $i <= 10; $i++) { echo $i . "<br />"; } ?>
Hình 35 Kết quả thực thi vòng lặp for
b. Vòng lặp while
Vòng lặp while dùng để lặp lại một đoạn lệnh nếu điều kiện lặp bằng true.
Cú pháp
while(<điều kiện lặp>) { // đoạn lệnh thực thi }
Trong đó:
- <điều kiện lặp> là một biểu thức điều kiện có giá trị là true hoặc false.
Ví dụ:
<?php $a = 0; while($a < 10) { $a++; echo "a = $a <br />"; } ?>
Hình 36 Kết quả thực thi vòng lặp while
c. Vòng lặp do … while
Vòng lặp do … while luôn luôn thực thi đoạn lệnh một lần, sau đó kiểm tra điều kiện lặp, nếu bằng true thì tiếp tục lặp, ngược lại thoát vòng lặp.
Cú pháp:
do { // đoạn lệnh thực thi } while( <điều kiện lặp> );
Trong đó
- <điều kiện lặp> : biểu thức điều kiện có giá trị true hoặc false.
Ví dụ:
<?php $a = 0; do { $a++; echo "Ket qua cua a = $a <br />"; } while($a < 10); ?>
Hình 37 Kết quả thực thi vòng lặp do…while
d. Vòng lặp foreach
Vòng lặp foreach chỉ dùng trên mảng và duyệt qua từng phần tử của mảng.
Cú pháp:
foreach(<mảng> as <biến giá trị>) { // đoạn lệnh thực thi }
Trong đó:
- <mảng> : là một mảng, sẽ được nói chi tiết ở các bài sau.
- <biến giá trị> : là một biến có giá trị lần lượt là giá trị của các phần tử trong mảng khi lặp.
Ví dụ:
<?php $array = array("red", "green", "blue"); foreach($array as $value) { echo "$value, "; } ?>
Hình 38 Kết quả thực thi vòng lặp foreach
e. Lệnh break và continue
Lệnh break và continue được sử dụng trong các vòng lặp. Lệnh break được dùng để kết thúc vòng lặp hiện hành và bỏ qua các lệnh chưa thực hiện sau break. Lệnh continue dùng để nhảy sang lần lặp tiếp theo và bỏ qua các lệnh chưa thực hiện sau continue.
Ví dụ:
<?php for($i = 1; $i <= 10; $i++) { if($i == 3) continue; // bỏ qua giá trị 3, không in 3 if($i == 8) break; // lặp đến 8 thì dừng, không in 8 echo $i . "<br />"; } ?>
Hình 39 Kết quả thực thi break và continue