Server & VPS Tutorial

Hướng dẫn khởi tạo server ở Vultr với vài bước click chuột

Việc khởi tạo server ở Vultr rất đơn giản. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo server mới chỉ trong vài cú click chuột. 

Đăng nhập vào Vultr

Sau khi đã đăng ký Vultr và kích hoạt thành công, bạn sẽ truy cập vào trang quản trị tài khoản bằng địa chỉ https://my.vultr.com/. Bạn chỉ cần nhập tài khoản và mật khẩu và bấm Login để đăng nhập vào trang quản trị.

đăng nhập vào vultr

Nếu đăng nhập lần đầu và chưa có server nào được tạo bạn sẽ nhìn thấy màn hình tạo Server ngay. Nếu bạn đã tạo server bạn sẽ thấy màn hình như sau:

khởi tạo server ở vultr

Bây giờ bạn hãy bấm vào nút (+) mình khoanh đỏ ở hình trên để tạo server mới. Ở màn hình tạo server bạn sẽ được chọn các mục: Server Location (vị trí đặt server), Server Type (loại server), Server Size (kích thước – cấu hình của server), Additional Features (các tính năng bổ sung), Startup Script (script chạy lúc khởi động), SSH Keys (khóa SSH) và Server Hostname & Label.

Khởi tạo server ở Vultr

Server Location

Vultr có rất nhiều vị trí đặt server trải dài từ châu Mỹ, châu Âu, châu Úc và châu Á. Bạn sẽ chọn vị trí đặt server mà bạn mong muốn. Tùy thuộc vào đối tượng khách truy cập bạn muốn hướng tới mà chọn vị trí phù hợp. Ví dụ bạn ưu tiên đối tượng ở Việt Nam thì nên chọn vị trí là Singapore hoặc Tokyo cho gần Việt Nam.

Chọn vị trí đặt server vultr

Mình đang sử dụng server ở Singapore cho website Nắng Việt. Tốc độ truy cập hiện tại mình cảm thấy hài lòng.

Server Type

Tại mục này bạn sẽ chọn hệ điều hành mà bạn muốn sử dụng. Vultr cung cấp rất nhiều lựa chọn cho bạn như Linux, Windows hoặc ISO tùy chọn.

Chọn hệ điều hành khi tạo server ở vultr

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các ứng dụng được cài đặt sẵn theo hệ điều hành như cPanel, Docker, LAMP stack, LEMP stack, v.v…

chọn loại ứng dụng

Ở đây mình sẽ chọn Hệ điều hành Ubuntu x64 và phiên bản 16.04 như sau:

  • (1) các bạn chọn vào Ubuntu sẽ hiện ra menu để bạn chọn
  • (2) chọn phiên bản 16.04 x64

Chọn server ubuntu phiên bản 16.04 x64

Sau khi chọn xong các bạn sẽ thấy ô Ubuntu như hình dưới đây:

Chọn thành công

Server Size

Ở bước này bạn sẽ được chọn cấu hình cho server. Mình chọn gói $5 với cấu hình 1CPU, 768MB RAM, 1000GB BW (băng thông).

Chọn cấu hình của server là gói 5$

Các bạn thấy sau khi chọn vào gói $5/tháng ở bước (1) thì phần tóm tắt sẽ thể hiện thông tin số tiền bạn phải trả. Số tiền này sẽ trừ vào quỹ bạn đang có chứ bạn không phải nạp thêm.

Additional Features

Các tính năng mà Vultr hỗ trợ thêm gồm: IPv6, Private Network, Auto Backups – tự động backup, Chống DDOS. Ở đây mình khuyên các bạn nên kích hoạt tính năng Private Network. Với tính năng này Vultr sẽ cấp cho bạn 1 IP nội bộ. IP này sẽ có ích cho bạn về sau nếu bạn có nhiều server và muốn kết nối chúng lại với nhau.

Các tính năng bổ sung của Vultr

Tính năng tự động backup yêu cầu bạn phải trả thêm $10/tháng. Tính năng chống DDOS chỉ hỗ trợ ở một số vùng và Singapore thì chưa được hỗ trợ.

Server Hostname & Label

Phần này nếu bạn nào từng học qua Linux sẽ hiểu rõ hơn. Đơn giản bạn chỉ cần đặt tên miền mà bạn dự định trỏ về server là được. Cuối cùng hãy nhấn Deploy Now để bắt đầu quá trình cài đặt.

Đặt hostname & gán nhãn cho server để dễ quản lý

Quá trình cài đặt có thể mất ít phút. Sau khi cài đặt xong bạn sẽ có được IP và tài khoản root để đăng nhập qua SSH.

Ở đây mình bỏ qua bước 5 và 6 vì mình cảm thấy nó chưa cần thiết. Với các bước trên bạn đã có thể tự tạo cho mình một server và bắt đầu cài đặt tiến hành cài đặt các ứng dụng cần thiết. Mình sẽ tiếp tục bài hướng dẫn cài đặt LEMP stack ở phần sau.

Nếu thấy hay thì chia sẻ ủng hộ mình nha. Cảm ơn bạn nhiều.